Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại

Sáng 04/7, tại điểm cầu Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự và chủ trì Hội nghị trực tuyến Sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển y được cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại.

Tại điểm cầu Ninh Bình, dự hội nghị có đồng chí Hà Lan Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì điểm cầu. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ngành, có liên quan; đại diện các đơn vị thuộc lĩnh vực y dược cổ truyền và lãnh đạo các hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh.

anh tin bai
Hình ảnh hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình

Ngày 25/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1893/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp YDCT với y học hiện đại đến năm 2030. Đây là định hướng chiến lược quan trọng, thể hiện tầm nhìn dài hạn của Chính phủ nhằm khẳng định vai trò, vị thế của YDCT trong nền y học nước nhà.

Sau 5 năm triển khai, với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, mạng lưới YDCT được củng cố và phát triển rộng khắp. Hiện cả nước có 66 bệnh viện YDCT, tăng gấp đôi so với năm 2019; tỷ lệ giường bệnh YDCT đạt 16% trên tổng số giường bệnh nói chung, tăng 2,7% so với 5 năm trước. Quy mô giường bệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện khám chữa bệnh tiếp tục được nâng cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực YDCT được chú trọng. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo tồn và kế thừa tri thức YHCT đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong giai đoạn 2020–2025, đã có 30 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia về YDCT được phê duyệt; 1.531 nguồn gen thuộc 884 loài cây thuốc được lưu giữ, bảo tồn tại 7 vườn cây thuốc trong và ngoài ngành Y tế.

Hiện có 17 doanh nghiệp đầu tư nuôi trồng 106 loại dược liệu được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, với tổng diện tích 21.800 ha; 25 tỉnh đã quy hoạch vùng trồng cây thuốc; các cơ sở nuôi trồng, thu mua dược liệu trong nước phát triển mạnh mẽ. Chất lượng dược liệu, vị thuốc được đảm bảo, đa dạng, hiệu quả điều trị ngày càng được nâng cao. Mạng lưới YDCT tuyến cơ sở được củng cố, dịch vụ khám, chữa bệnh lĩnh vực YDCT ngày càng phong phú, đa dạng, chất lượng không ngừng được cải thiện.

Tại hội nghị tổng kết, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng nhằm đưa YDCT phát triển bền vững. Trong đó, nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đối với vai trò chiến lược của YDCT trong hệ thống y học Việt Nam.

Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về YDCT; thu hút các nguồn lực phát triển; chuẩn hóa, tiêu thụ các sản phẩm thuốc YDCT; ứng dụng công nghệ cao trong khám, chữa bệnh; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; phát triển các vùng dược liệu giá trị kinh tế cao; gắn kết YDCT với phát triển du lịch... là những vấn đề then chốt được các đại biểu thảo luận, đóng góp nhiều giải pháp cụ thể.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh: YDCT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền y học Việt Nam, cần được quan tâm phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có.

Phó Thủ tướng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục quán triệt, nhận thức rõ vai trò của YDCT Việt Nam trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu đổi mới tư duy, triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể, khả thi và mang tầm chiến lược lâu dài; hoàn thiện hệ thống pháp luật về YDCT; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ đối với YDCT; đầu tư, nâng cấp các bệnh viện trọng điểm về YDCT; phát triển nguồn dược liệu, quy hoạch vùng dược liệu phù hợp; chú trọng các cây dược liệu có giá trị kinh tế cao; tích cực hội nhập, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, quảng bá YDCT Việt Nam ra thế giới.

Xem nhiều nhất

Ninh Bình quyết liệt triển khai giải pháp nâng cao chỉ số PCI năm 2025

Tin hoạt động của tỉnh 1 ngày trước

ảnh internetTheo công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2024, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Ninh Bình đạt 69 điểm, tăng 1,17 điểm so với năm 2023. Với kết quả này, Ninh Bình xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đứng thứ 5/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng, tăng 2 bậc so với năm trước.Trong 10 chỉ số thành phần, có 4 chỉ số tăng cả điểm số và thứ bậc gồm: Cạnh tranh bình đẳng, Chi phí không chính thức, Tính minh bạch, Gia nhập thị trường. Kết quả này cho thấy nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân.Tuy nhiên, một số chỉ số như Tính năng động của chính quyền, Tiếp cận đất đai, Chi phí thời gian, Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự vẫn giảm điểm, phản ánh những tồn tại cần được kịp thời khắc phục để tránh ảnh hưởng tới kết quả PCI những năm tiếp theo.Đẩy mạnh cải cách, siết chặt kỷ luật, chuyển đổi số đồng bộĐể giữ vững đà tăng hạng PCI, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, đề cao vai trò nêu gương của người đứng đầu. Các cơ quan, đơn vị cần nghiêm túc rà soát, phân công rõ trách nhiệm, thời gian, sản phẩm công việc theo tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả”.Tỉnh kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, làm ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người dân. Việc vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính phải được xử lý kịp thời, minh bạch.Song song với đó, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ cải cách hành chính, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, đẩy mạnh số hóa hồ sơ, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Hoạt động của Bộ phận Một cửa, Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp được củng cố, hiện đại hóa theo hướng công khai, minh bạch, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo chất lượng phục vụ.Chuyển đổi số được coi là công cụ quan trọng hỗ trợ cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý. UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo kết nối thông suốt, phục vụ tra cứu, quản lý, cung cấp dịch vụ công hiệu quả, thuận tiện.Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo động lực phát triểnCùng với công tác cải cách, UBND tỉnh nhấn mạnh nhiệm vụ duy trì hoạt động đối thoại, lắng nghe ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Tỉnh yêu cầu các ngành chức năng rà soát, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cho phù hợp thực tiễn, đặc biệt là các chương trình xúc tiến thương mại, tư vấn thị trường, tiếp cận vốn, đất đai, lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh.Chất lượng đào tạo và cung ứng lao động tiếp tục được quan tâm, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường đào tạo được khuyến khích phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, gắn với thị trường lao động, ưu tiên phát triển kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, đổi mới sáng tạo cho người lao động.Để triển khai hiệu quả các nhóm giải pháp đã đề ra, UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, kịp thời tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh.Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, Ninh Bình phấn đấu giữ vững đà tăng điểm, tăng thứ hạng PCI, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thuận lợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.Công văn số 100/UBND-VP2 của UBND tỉnh